Những điều mà Học Hẹn Hò chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nắm tay có bầu không cùng những thông tin có liên quan. Chần chờ gì nữa, kéo xuống và khám phá ngay thôi!
Mục Lục
1. Nắm tay có bầu không?
Tình yêu gắn liền với những cái nắm tay. Nắm tay là cách thể hiện tình cảm với người mình yêu. Vậy, nắm tay có bầu được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Chỉ nắm tay đơn thuần, có bầu là không thể. Khi cả hai tiến thêm một bước nữa, xảy ra quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh hoặc ngoài ý muốn (phòng tránh nhưng không hiệu quả) thì mới có bầu.
Nếu ai đó nói rằng họ có bầu sau cái nắm tay, chắc chắn đang che dấu, bao biện và nói dối. Không có cơ sở nào để khẳng định nắm tay mà có bầu. Bạn cần tỉnh táo nhận ra và tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng để có lượng kiến thức chuẩn xác nhất.
2. Có bầu do đâu?
Vậy nếu không phải câu hỏi nắm tay có bầu không thì do đâu mà có bầu? Bạn và đối phương xảy ra quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh (thuốc tránh thai, bao cao su). Trường hợp này, xác suất có bầu là rất cao. Ngược lại, cả hai sử dụng biện pháp phòng tránh nhưng vẫn dính bầu. Không biện pháp nào có thể đem lại hiệu quả ngăn chặn 100%. Vì thế, đừng chủ quan cho rằng cứ dùng biện pháp tránh là không có thai. Hãy cẩn thận và sáng suốt, lý trí bởi vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn về sau này.
Xem thêm: Cốc nguyệt san là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của cốc nguyệt san (Bạn nên biết)
3. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có bầu
Khi mang thai, ít nhiều sẽ có những biểu hiện bộc lộ ra bên ngoài, cụ thể như sau:
3.1 Buồn nôn
Đây là dấu hiệu thường thấy ở tất cả các chị em trong những tháng đầu thai kỳ, thậm chí có người còn kéo dài đến hết chu kỳ mang thai. Khác với bình thường, khi ăn, ngửi thấy mùi đồ ăn mà bản thân có cảm giác nôn khan, nhìn thấy hay nghĩ đến cũng sợ hãi và buồn nôn, khả năng cao là bạn đang có bầu rồi.
3.2 Thay đổi khẩu vị thường ngày
Các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc thèm ăn cũng dễ xảy ra khi có thai. Điều này xảy ra là bởi hoóc-môn hCG trong cơ thể tăng cao. Hãy chia nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày, ăn những đồ ăn mà bản thân muốn ăn cũng như bổ sung đủ chất để em bé trong bụng được cung cấp dinh dưỡng tốt nhất.
3.3 Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Khi có thai, nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng nhanh và tăng liên tục trong suốt những tháng đầu thai kỳ. Khi nồng độ này tăng nhanh sẽ gây ra sự biến đổi trong cơ thể, khiến cơ thể dễ mệt mỏi, đau đầu, suy nhược hơn so với bình thường.
3.4 Tâm trạng thất thường
Nhiều người bất chợt dễ nổi nóng, cáu giận, buồn bã hoặc hưng phấn, lo lắng bất thường. Điều này do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột. Nếu nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn, tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang thai.
3.5 Trễ kinh nguyệt
Khác với chu kỳ hàng tháng, nếu thấy “bà dì” không đến, rất có thể bạn đang có thai. Hãy mua que thử và để chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Cũng có thể, trễ kinh nguyệt do thay đổi thói quen giờ giấc sinh hoạt, di chứng sau khi điều trị bệnh,… nên cần kiểm tra kỹ để biết rõ.
3.6 Bụng to lên trông thấy
Nhiều người không có những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thay đổi vị giác,… nên khó nhận ra bản thân mang bầu. Vòng hai lớn lên khác thường cũng là một biểu hiện mà bạn không nên bỏ qua.
4. Lời kết
Với những chia sẻ phía trên, Học Hẹn Hò đã giúp bạn giải đáp câu hỏi Nắm tay có bầu không cùng những thông tin liên quan. Cùng đón chờ những bài viết thú vị tiếp theo nhé!