Kỹ năng lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng quyết định cuộc giao tiếp diễn ra thành công. Nó cũng là yếu tố quyết định xem mối quan hệ đó có thành công hay không. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, người ta thường chú tâm đến khả năng nói nhiều hơn, mà rất có ít người có khả năng lắng nghe tốt. Điều này đã làm vô tình khiên cuộc giao tiếp của họ trở nên kém hiệu quả.
Là một người biết lắng nghe tích cực là rất quan trọng với một mối quan hệ. Các mối quan hệ có thể tan vỡ nếu một bên cảm thấy rằng đối phương không lắng nghe, điều đó thể hiện bản thân không nhận được sự tôn trọng từ đối phương.
Mục Lục
7 Bí quyết giúp bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Nếu chúng ta không có thói quen với việc lắng nghe tích cực và hiệu quả, có thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian để luyện tập nó. Dưới đây là những lời khuyên của chúng tôi giúp bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp một cách hiệu quả.
1. Tập trung vào cuộc hội thoại
Đây là một yêu cầu đơn giản nhưng đã bao nhiêu lần bạn thấy mình bị phân tâm và suy nghĩ về chuyên khác gì đang nghe đối phương chia sẻ? Điều này có thể sẽ gây cảm giác khó chịu, mất thiện cảm trong mắt của đối phương.
Bạn nên tập trung hoàn toàn vào những gì đối phương nói, có thế bạn cần: Tắt điện thoại, tìm một không gian yên tĩnh để trãnh xao nhãng khi trò chuyện.
2. Lắng nghe và thấu hiểu họ
Hãy cố gắng nghĩ về những gì đối phương đang nói và thậm chí xa hơn, hãy nghĩ về những gì đang thúc đẩy những gì họ đang nói. Họ đã nói chuyện với bạn về điều này trước đây chưa? Họ chỉ muốn được chia sẻ hay đang tìm kiếm lời khuyên từ bạn? Điều này có liên quan đến những thứ khác đang diễn ra trong cuộc sống của họ không? Hãy suy lắng nghe và suy nghĩ về những gì họ đang nói. Hãy nghĩ về cảm xúc của họ như thế nào đằng sau những gì họ đang nói? và tại sao họ lại cảm thấy như vậy?
3. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương
Hãy quan sát đến ngôn ngữ hình thể của họ. Nếu đối phương đang nhắm mắt, khoanh tay, không nhìn thẳng vào mắt bạn, thậm chí không đối mặt với bạn, họ có thể đang cảm thấy bối rối, thiếu tự tin, nói dối điều gì đó, hoặc đây có thể là một chủ đề khó đối với họ vì vậy hãy tiếp cận một cách nhẹ nhàng.
Hoặc đối phương có thể bồn chồn, gãi đầu… Họ có thể đang lo lắng và cần bạn trấn an.
4. Lắng nghe và phản hồi tích cực
Họ đến và chia sẻ với bạn chắc hẳn là có lý do của nó. Có thể là họ tin tưởng bạn, hoặc là họ cần một người để có thể chia sẻ… Vì vậy, nếu bạn không đồng ý với những điều họ đang nói, hãy cố gắng giữ nó trong suy nghĩ và đừng nói ra. Có thể bạn không đồng ý với điều gì đó trong câu truyện. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không ở trong hoàn cảnh của của họ, nên bạn không thể biết được hết cảm giác của họ lúc này.
Hãy chú ý lại đến cảm giác của họ. Nếu họ có vẻ hơi buồn hoặc dễ bị tổn thương, bạn tạm thời đừng nên nói ra. Nếu họ có vẻ hào hứng hoặc vui vẻ, hãy đợi cho đến khi họ kết thúc câu chuyện và từ từ tiếp cận cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng.
Xem thêm: Thế nào là người chồng tốt? Những đặc điểm của một người chồng tốt
5. Lắng nghe một cách tích cực
Không sao nếu bạn xen và là những cái gật đấu, và ánh mắt bày tỏ sự đồng ý với những gì họ nói. Nhưng bạn cắt ngang câu chuyển để đưa ra lời nhận xét, lời khuyên thì đây là một tình huống khiến đối phương khá khó chịu, nó có thể sẽ làm mất hứng để đối phương có thể tiếp tục cuộc trò chuyện.
Hãy cố gắng duy trì cuộc trò chuyện với đối phương. Chỉ đưa ra những lời khuyên nhận xét khi đối phương đã nói xong. Hãy suy nghĩ xem đó có phải là những gì đối phương cần hay không trước khi bắt đầu nói. Có thể đối phương chỉ cần trút bầu tâm sự một chút và thực sự muốn ai đó lắng nghe vì họ không cảm thấy được lắng nghe từ mọi người. Chỉ cần ở đó và lằng nghe một cách tích cực, là bạn đã đang giúp đỡ họ. Bằng cách đặt thêm câu hỏi, bạn có thể giúp phần nào đối phương cảm thấy được chia sẻ, bởi đối phương biết rằng bạn đã tập trung và nghe họ chia sẻ.
Đây là lý do tại sao điều quan trọng nhất khi lắng nghe là đặt mình vào vị trí của phương và chú ý đến cách họ nói chuyện với bạn. Bằng cách đó, bạn có thể quyết định tốt nhất cách tương tác hoặc biết được đối phương thực sự cần gì ở bạn trong thời điểm này.
Trên đây là bài viết chia sẻ về: Kỹ năng lắng nghe là gì? Và 7 bí quyết giúp bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Bản cảm thấy bài viết trên như thế nào? Hãy bình luận phía bên dưới để HocHenHo được biết nhé!
Discussion about this post