Nhiều người chưa hiểu rõ hoặc có cái nhìn phiến diện về dục vọng. Trong bài viết này, Học Hẹn Hò sẽ cùng bạn giải đáp dục vọng là gì? Sẽ ra sao nếu con người bị dục vọng che mắt? Kéo xuống và tìm hiểu ngay thôi nào!
Mục Lục
1. Dục vọng là gì?
Dục vọng là ham muốn và tham vọng của con người nhằm mục đích thỏa mãn bản thân. Dục vọng của con người có thể đến từ tiền bạc, công việc, chuyện tình cảm,… Nhắc đến hai chữ dục vọng, chắc hẳn ta sẽ nghĩ đến những chiều hướng tiêu cực, xấu xa. Người có dục vọng quá cao sẽ trở nên bất chấp, bằng mọi giá để thỏa mãn chính mình và đạt được mong ước. Dù cho có phải chịu nguy hiểm, sai trái hay thậm chí ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe.
Xem thêm: Ghen là gì? Khi ghen con người thường có những biểu hiện gì?
2. Dục vọng tốt hay xấu?
Con người chẳng ai tồn tại mà không có dục vọng cả. Dục vọng của mỗi người là khác nhau. Vì thế, tốt hay xấu là ở cảm nhận của mỗi người. Vừa phải, vừa đủ, dục vọng tạo ra động lực để con người phát triển, tiến bộ thì không hề xấu. Trái ngược lại, nếu dục vọng quá lớn và mù quáng, nó trở nên xấu đi. Dục vọng mù quáng sẽ làm con người tồi tệ hơn, không những không phát triển mà còn để lại những hậu quả đáng tiếc. Làm chủ và kiềm chế dục vọng là điều mà tất cả chúng ta nên làm. Việc này không hề dễ dàng, cần có thời gian và sự rèn luyện lâu dài.
3. Sẽ ra sao nếu con người bị dục vọng che mắt?
3.1 Mất kiểm soát, khó kiềm chế bản thân
Khi bị dục vọng che mắt, con người trở nên mất kiểm soát, không thể làm chủ chính mình. Trước tình huống như thế, rất có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc và đánh mất nhiều thứ. Những người có dục vọng quá cao, không ít lần và thậm chí thường xuyên gặp phải tình trạng này.
3.2 Làm tổn thương người khác
Người bị dục vọng lấn át lý trí sẽ làm tổn thương những người xung quanh. Dù bằng cách nào, họ cũng làm tổn thương và liên lụy đến người khác. Suy nghĩ và lý trí bị dục vọng che lấp hoàn toàn. Họ hành động theo bản năng và trong đầu chỉ toàn khao khát đó. Để kiềm chế và thay đổi, cần có một thời gian dài và một tiến trình bài bản.
3.3 Mất đi nhiều mối quan hệ
Dục vọng quá cao còn làm bạn mất đi nhiều mối quan hệ xung quanh. Giỏi che dấu đến đâu cũng khó lòng đè nén được con quỷ dữ mang tên dục vọng đang xâm chiếm bên trong. Tiếp xúc và làm việc với một người như thế, chắc hẳn mọi người sẽ sợ hãi, lo lắng và mất thiện cảm, mất niềm tin. Người bị dục vọng che khuất sẽ để vụt mất nhiều cơ hội tốt đẹp xung quanh mình.
3.4 Gây ra những chuyện ngoài ý muốn
Dục vọng đen tối và xâm chiếm còn làm con người ta mất đi tỉnh táo và lý trí. Họ dễ gây ra những chuyện rắc rối ngoài ý muốn. Không những tổn hại danh dự, nhân phẩm và cơ thể của chính mình mà còn làm tổn hại đến đối phương hoặc những người xung quanh.
3.5 Ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
Người bị dục vọng làm mờ mắt còn trở nên ích kỷ, nhỏ nhen và chỉ biết đến chính mình. Với họ, cái gì đã là của họ thì sẽ mãi là của họ. Không ai có quyền bình phẩm và cưới đoạt. Tính ích kỷ và chăm chăm biết đến mình sẽ gặp phải sự chán ghét, bài xích và không nhận được ánh mắt thiện cảm từ những người xung quanh. Tính tình này có thể thay đổi, chỉ là cần sự nỗ lực và chân thành, rèn luyện và cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân.
3.6 Tiêu cực, u ám, mệt mỏi
Dục vọng che mắt còn khiến chúng ta trở nên tiêu cực, tâm trạng lúc nào cũng cáu giận tràn đầy mệt mỏi. Sự tiêu cực và u ám, mệt mỏi không những không giúp bạn có được những gì mình mong muốn mà còn làm mọi tình huống xấu đi, trầm trọng hơn.
3.7 Trở thành người xấu
Dục vọng quá nhiều còn biến con người ta trở thành người xấu. Như đã nói dục vọng chi phối con người. Bạn sẽ không thể nào tỉnh táo và sáng suốt khi hành động điều gì. Như một lẽ đương nhiên, mọi chuyện dần trở nên xấu đi, bạn bằng mọi cách, mọi giá để đạt được mục đích. Như thế chẳng phải trở thành người xấu hay sao? Đừng biến bản thân trở thành người mà chính mình cũng khinh bỉ và ghét bỏ.
4. Làm thế nào để kiềm chế dục vọng?
4.1 Ngừng so sánh
Sự so sánh thiệt hơn chỉ khiến dục vọng trong mắt bạn tăng cao mà thôi. Thay vì so sánh bản thân với người khác để rồi cảm thấy thiệt thòi, không bằng lòng, ghen ghét và đố kỵ, hãy nghĩ xem làm thế nào để bản thân trở nên tốt hơn. Đó mới là điều mà bạn nên làm. Không còn so sánh, dục vọng của bạn sẽ được kiểm soát.
4.2 Công nhận bản thân, hài lòng với những gì mình đang có
Một việc nữa để kiềm chế dục vọng chính là công nhận chính mình và hài lòng với những thành tựu mà bản thân đã đạt được. Công nhận và hài lòng không có nghĩa là ta chấp nhận thua kém và ỉ lại không cố gắng phấn đấu nữa. Sự công nhận và hài lòng giúp ta nhìn nhận được đúng giá trị của bản thân, tôn trọng chính mình và tạo động lực để phát triển hơn nữa.
4.3 Biết chia sẻ, giúp đỡ, biết cho đi
Dục vọng của bạn sẽ được kiểm soát tốt nếu bạn biết sẻ chia và giúp đỡ, cho đi mà không màng nhận lại. Cuộc sống có không ít những trường hợp kém may mắn, khó khăn hơn bạn rất nhiều. Sẻ chia, giúp đỡ dù nhỏ bé nhưng để lại những thông điệp ý nghĩa, dấu ấn tốt đẹp và nhận về sự yêu thương từ người khác. Biết chia sẻ và giúp đỡ, cho đi còn khiến ta cảm nhận được bản thân sống có ích, có đóng góp và có ý nghĩa. Cuộc sống viên mãn và hạnh phúc đôi khi chỉ cần những điều giản đơn như vậy.
4.4 Suy nghĩ tích cực, vui vẻ
Suy nghĩ tiêu cực và mệt mỏi, áp lực quá đà sẽ chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Không những sức khỏe đi xuống mà còn khiến bản thân bị dục vọng chi phối, làm chủ và điều khiển. Lúc đó, bạn sẽ mất khống chế và mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Vì thế, cần suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan để bản thân cảm thấy thoải mái. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát tốt dục vọng của chính mình và biến những dục vọng đó trở thành sự thật.
5. Lời kết
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu dục vọng là gì cùng những thông tin liên quan đến nó rồi đúng không? Cùng đón chờ những bài viết thú vị khác trên Học Hẹn Hò nhé!