Thuật ngữ “cái tôi” đã trở nên quen thuộc và không còn xa lạ gì với nhiều người. Nhưng, để hiểu đúng và hiểu hết thì không phải ai cũng biết. Cái tôi là gì? Làm sao để hạ cái tôi xuống? Với thắc mắc này, hãy để Học Hẹn Hò giúp bạn.
Mục Lục
1. Cái tôi là gì?
Cái tôi là giá trị tồn tại riêng biệt của mỗi người, là cốt lõi của tính cách và là thứ để phân biệt bản thân với người khác. Cái tôi có từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và càng lớn, cái tôi bên trong ấy càng được hình thành và thể hiện rõ ràng hơn. Cái tôi giúp con người ta thể hiện cá tính, bộc lộ cảm xúc, tự nhận thức và đánh giá, nhìn nhận chính mình cũng như cuộc sống xung quanh. Không khó để nhìn thấy cái tôi cá nhân của một người.
Xem thêm: Bản lĩnh là gì? 6 Dấu hiệu ở một người đàn ông bản lĩnh
2. Nên có cái tôi hay không?
Nên có, cái tôi rất cần thiết và hết sức quan trọng. Cái tôi riêng biệt của mỗi cá nhân góp phần làm nên cái chung to lớn của toàn xã hội. Cái tôi cá nhân còn tạo ra cơ hội để phát triển và thăng tiến cho mỗi người.
3. Cái tôi quá cao đem đến hậu quả gì?
Cái tôi không phải xấu nhưng nếu cái tôi quá cao thì không tốt. Cái tôi quá cao đem đến nhiều hậu quả cho chính bản thân và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
3.1 Tự tin thái quá
Cái tôi quá cao dẫn đến việc con người tự tin một cách thái quá. Cái tôi là một trong nhiều yếu tố hình thành và vun đắp nên sự tự tin. Cái tôi quá cao kéo theo sự tự tin trở nên quá đà. Tự tin thái quá sẽ gây ra nhiều phiền toái, khiến con người dễ mắc sai lầm và phản tác dụng.
3.2 Dễ mắc phải sai lầm, thất bại
Cái tôi quá cao còn khiến con người dễ mắc phải nhiều sai lầm và gặp phải nhiều thất bại. Người có cái tôi cao thường bảo thủ, không lắng nghe lời khuyên và luôn luôn cho rằng bản thân mình là đúng. Vì thế mà sai lầm và thất bại là điều không tránh khỏi.
3.3 Suy sụp, mất năng lượng nếu gặp sự cố hoặc khi thất bại
Khi gặp sự cố hoặc gặp phải thất bại, người có cái tôi quá cao dễ suy sụp, mất năng lượng. Họ khó đứng dậy và vượt qua được. Trở nên tự ti, mặc cảm, cảm thấy mất niềm tin vào bản thân, sống mãi trong mơ hồ và quẩn quanh trong những bế tắc là điều hiển nhiên dễ thấy.
3.4 Bỏ lỡ cơ hội
Người có cái tôi quá cao còn bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống. Cơ hội không tự đến mà cần có sự chuẩn bị, chủ động nắm bắt và tự tạo ra cơ hội cho chính mình. Không ít người vì cái tôi cao mà sợ ánh nhìn và sự đánh giá của người khác, không tin chính bản thân mình. Điều này chỉ đem đến sự thiệt thòi và để cơ hội đó vào tay người khác mà thôi.
3.5 Gây mất thiện cảm, đánh mất nhiều mối quan hệ
Người có cái tôi quá cao gây mất thiện cảm với người đối diện và đánh mất nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Dễ hiểu thôi, cái tôi cao bộc lộ sự cố chấp, ích kỷ, luôn cho bản thân là đúng. Những người xung quanh không khó để nhận ra điều này và nó làm họ cảm thấy mệt mỏi, khó giao tiếp và bất đồng quan điểm với bạn. Trái lại, cái tôi cá nhân vừa đủ sẽ khiến người đối diện thích thú, để lại ấn tượng sâu sắc, mở rộng và khiến các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.
4. Làm sao để hạ cái tôi xuống?
Từ những hậu quả do cái tôi quá cao để lại, muốn thay đổi và khắc phục nó, phải làm thế nào? Không gì là không thể. Hạ cái tôi xuống không đồng nghĩa với việc triệt tiêu, xóa nhòa hoàn toàn cái tôi cá nhân. Nói cách khác, hạ cái tôi xuống có nghĩa là bạn đang thay đổi và làm mới bản thân, trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
4.1 Có cái nhìn khách quan hơn
Thay vì chủ quan với ý kiến của chính mình, hãy nhìn nhận mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh, quan điểm và tham khảo ý kiến, quan điểm của mọi người để có được cái nhìn khách quan và toàn cảnh nhất. Tại sao lại như vậy? Với cái nhìn khách quan, bạn sẽ dễ nhận ra những khúc mắc đang gặp phải cũng như nhanh chóng giải quyết nó. Cái nhìn khách quan còn giúp bạn trở thành một người sâu sắc và để lại ấn tượng tốt trong mắt người khác.
4.2 Không so sánh bản thân với người khác
Cái tôi cá nhân trở nên cao hơn một phần là do bản thân bạn so sánh chính mình với những người khác. Sự so sánh này làm bạn trở nên tự ti, mặc cảm, đố kỵ, ghen tị hoặc ghét bỏ người khác. Muốn hạ cái tôi xuống, hãy ngưng so sánh bản thân mình với người khác ngay từ bây giờ.
4.3 Lắng nghe
Khi biết lắng nghe, cái tôi cá nhân sẽ lắng lại nhiều hơn. Lắng nghe để thấu cảm và nhìn nhận vấn đề, để biết đúng sai và học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Lắng nghe không có nghĩa là bạn phải im lặng, không lên tiếng và không được đóng góp, phản bác. Lắng nghe là kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với mỗi người. Biết lắng nghe, mọi thứ sẽ dễ dàng được giải quyết.
4.4 Biết nhận ra khuyết điểm, sai lầm của bản thân và sửa đổi nó
Một cách nữa để hạ cái tôi xuống chính là nhận sai và sửa lỗi. Người có cái tôi quá cao khi mắc sai lầm thường cố chấp và luôn cho rằng bản thân mình là đúng, không nhận ra vấn đề và thay đổi. Vì thế mà cái tôi lại càng cao hơn. Việc nhận ra khuyết điểm và sửa chữa sai lầm không chỉ giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự, trưởng thành hơn mà còn giúp cải thiện các mối quan hệ, tạo thêm cơ hội thăng tiến cho chính mình. Hạ cái tôi đem đến những bài học đáng giá. Vậy hà cớ gì phải giữ mãi cái tôi bảo thủ?
4.5 Công nhận và tôn trọng người khác
Công nhận và tôn trọng người khác, bạn sẽ nhận lại được sự công nhận và tôn trọng từ họ. Cái tôi cao làm con người ta tự cao tự đại, luôn cho mình là duy nhất, gạt bỏ sự cố gắng và không để mắt đến cảm nhận của những người xung quanh. Hạ cái tôi để hài hòa và gắn bó, nhận về sự yêu thương và quý trọng. Nhờ thế mà tất cả đều trở nên tốt đẹp hơn.
5. Kết luận
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về cái tôi là gì cũng như làm thế nào để hạ cái tôi xuống rồi đúng không? Truy cập HocHenHo để biết thêm nhiều bài viết hay và bổ ích nữa nhé!