Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp được nhắc đến nhiều trong cuộc sống. Vậy khiêm tốn là gì? Người sống khiêm tốn được gì và mất gì? Hãy để Học Hẹn Hò giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục Lục
1. Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một trong những đức tính cần có ở mỗi người. Khiêm tốn được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ đối với mọi người xung quanh. Khiêm tốn là khi bạn biết mình, biết người, hiểu rõ cách đối nhân xử thế, khéo léo, không tự cao tự đại, không khoe khoang bản thân để hạ thấp người khác.
Xem thêm: Gái ngành là gì? Những dấu hiệu thường thấy ở gái ngành (chính xác nhất)
2. Làm gì để trở thành một người khiêm tốn?
2.1 Bao dung, độ lượng
Để trở thành người khiêm tốn, bạn cần có sự bao dung và độ lượng. Học cách tha thứ và rộng lòng bỏ qua lỗi lầm cho người khác, công nhận sự thay đổi của họ. Bao dung khác với bao che khuyết điểm, cổ xúy và đồng ý với những điều sai trái. Bao dung và độ lượng cần cũng cần phải phù hợp, vừa phải và tùy vào từng trường hợp cụ thể.
2.2 Cảm ơn và xin lỗi
Người khiêm tốn không tiếc nói lời cảm ơn với đối phương cũng như xin lỗi khi làm sai. Việc này không chỉ cho thấy tính khiêm tốn mà còn thể hiện bạn là con người có giáo dục, biết tôn trọng và khéo léo, tinh tế.
2.3 Chấp nhận bản thân và công nhận người khác
Để trở thành người khiêm tốn, hãy chấp nhận bản thân. Chấp nhận ở đây là hài lòng, công nhận những nỗ lực và cố gắng của chính mình. Việc này sẽ giúp bạn biết được mình đang ở đâu, đi đến đâu trước mục tiêu đề ra.
Không những thế, hãy công nhận người khác. Nhìn nhận sự cố gắng, thành tích và ưu điểm của người khác. Như thế, không những nhận được sự quý mến, tạo dựng mối quan hệ mà còn giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, học hỏi đối phương nhiều hơn. Nhiều người luôn phủ nhận và gạt bỏ người khác. Sự phủ nhận và gạt bỏ chỉ biến bạn trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ và hèn mọn hơn mà thôi.
2.4 Không so sánh
Hãy dừng so sánh bản thân với người khác trước khi muốn trở thành một người khiêm tốn. Việc so sánh này giống như một con sâu hàng ngày đục khoét những điểm yếu, tính xấu và sự đố kỵ bên trong con người bạn. Đừng để điều đó lấn át lý trí của bạn. Tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề, công nhận người khác nhưng không đem họ ra so sánh với bản thân mình. Làm được điều này, đức tính khiêm tốn của bạn sẽ dần hình thành.
2.5 Nhận ra khuyết điểm và thay đổi
Không ai là không có khuyết điểm, thiếu sót, sai lầm. Đừng cố chấp cho rằng mình đúng. Thay vào đó, hãy nhìn nhận điểm yếu của bản thân và thay đổi chúng. Không bao giờ là muộn cả. Sự nhận thức và thay đổi này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn và trở thành một người khiêm tốn, đúng mực.
2.6 Lắng nghe, quan sát và nhìn nhận
Một yếu tố nữa giúp bạn trở thành người khiêm tốn chính là biết lắng nghe, quan sát và nhìn nhận các vấn đề xảy ra xung quanh. Hãy có cái nhìn khách quan và đa chiều về các vấn đề, các sự việc. Lắng nghe và quan sát sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề và dễ dàng tìm ra cách giải quyết chúng.
3. Khiêm tốn được gì và mất gì?
Người có tính khiêm tốn được nhiều và cũng mất không ít. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
3.1 Khiêm tốn được gì?
Người khiêm tốn được mọi người coi trọng, quý mến và giúp đỡ. Khiêm tốn giúp con người nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Biết công nhận người khác và không rơi vào so sánh bản thân mình với họ. Khiêm tốn còn tạo ra động lực để con người tiếp tục cố gắng và không ngừng trau dồi, phát triển bản thân.
3.2 Khiêm tốn mất gì?
Bên cạnh những điều đạt được thì người khiêm tốn cũng mất đi nhiều thứ. Nhiều người khiêm tốn thái quá hoặc hiểu sai về tính khiêm tốn dẫn đến khép mình, tự ti và luôn nhường nhịn mọi người. Điều này làm họ dễ đánh mất và bỏ lỡ nhiều nhiều cơ hội để phát triển.
4. Lời kết
Khiêm tốn là gì tới đây đã được giải thích cặn kẽ, rõ ràng. Học Hẹn Hò có bỏ sót điều gì không? Nếu có, hãy đóng góp để chúng mình hoàn thiện tốt hơn nhé!